Cơn nấc cụt có thể xuất hiện không thể kiểm soát trong một số trường hợp. Tuy rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, nhưng không phải lúc nào chúng cũng lành tính.
Xuất hiện sau một bữa ăn rất thịnh soạn, sau khi uống nhiều đồ uống cồn hoặc nước có gas… Tất cả mọi người đều đã từng bị nấc cụt. Tuy chúng có thể gây một chút khó chịu, nấc cụt thường là lành tính và biến mất rất nhanh. Tuy nhiên, nấc cụt mạn tính và kéo dài có thể là dấu chỉ điểm cho một bệnh lý nặng hơn. Nấc cụt có những loại nào? Điều gì gây ra nó? Làm sao để làm hết nấc cụt? “Firago” tìm hiểu cùng với BS. Michel Charbit, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện Americain de Paris.
Cơ chế của nấc cụt là gì?
Theo bác sĩ Michel Charbit, dưới góc nhìn sinh lý, “Nấc cụt là phản ứng co thắt không ý thức của các cơ hô hấp như cơ hoành và cơ liên sườn (giữa 2 xương sườn) dẫn đến sự co thắt của thanh môn, một phần của thanh quản, nằm ở phần thấp của các dây thanh âm”. Chính sự co thắt thanh môn này tạo ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Là kết quả của một hoạt động thần kinh phức tạp, nấc cụt về cơ bản là một triệu chứng của sự kích thích thanh môn, khí quản hoặc thực quản. Nấc cụt thường xuất hiện khi một nhóm cơ ở chỗ nối cơ hoành và dạ dày, cơ co thắt tâm vị bị rối loạn. “Bình thường, tâm vị mở và đóng rất nhanh để cho thức ăn đi qua nhưng khi mở quá mức, axit của dạ dày có nguy cơ trào ngược lên và làm tổn thương thành thực quản.”, BS. Charbit giải thích.
Cơn nấc cụt cấp là gì?
Cơn nấc cụt cấp có thể xuất hiện bất kỳ độ tuổi. Những cơn nấc cụt này không nguy hiểm, kéo dài thông thường khoảng vài phút và không bao giờ kéo dài quá 48 giờ. Tuy vậy chúng có thể xuất hiện rất thường xuyên khi có sự co thắt không tự chủ của cơ hô hấp. Các nguyên nhân này có thể được giải thích rằng phần lớn các trường hợp là do các thanh phần gây kích thích có trong thức ăn: “Thông thường nó xảy ra khi chúng ta không vận động đủ, khi chúng ta nói chuyện trong lúc ăn uống, hoặc nếu bữa ăn thịnh soạn và chứa nhiều thức ăn dầu mỡ, đường hoặc cay hoặc sau khi sử dụng nhiều thức uống có cồn hoặc thức uống có gas. Các nguyên nhân khác có thể gây ra nấc cụt là stress hoặc cảm xúc mạnh. Trong trường hợp trẻ em, nấc cụt cấp có thể được giải thích vì tâm vị chưa được hình thành đày đủ. Tầm suất nấc cụt giảm đi với tuổi khi mà cơ tâm vị đã trưởng thành.
Khi nào nên chú ý?
Khi mà nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ có thể có nguyên nhân bệnh lý: gọi là nấc cụt mạn tính hoặc nấc cụt tái phát. “Trong 8 trên 10 trường hợp nấc cụt mạn tính có liên quan đến viêm thực quản, có nghĩa là sự viêm của đường thực quản liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Sự trào ngược dịch axit qua tâm vị có thể dẫn đến tổn thương , viêm sưng tạo ra các ổ loét trên thực quản, là nguyên nhân thực thể thường gặp nhất của nấc cụt mạn tính”, BS Charbit nhấn mạnh. Nhưng nấc cụt cũng liên quan đến các nguyên nhân nặng hơn như thoát vị khe hoành (khi một phần trên của dạ dày đi xuyên qua lồng ngực), loét dạ dày hồi tràng ở đoạn đầu của ống tiêu hóa, hiếm hơn là u phúc mạc ( lớp màng bao quanh các tạng ổ bụng), bệnh thần kinh thanh quản, hầu họng hoặc các cơ quan khác trong lồng ngực hoặc sau khi dung một số loại thuốc ( benzodiazepine, cortisteroid, barbituric, morphine, thuốc gây mê, v.v..)
“Nếu nấc cụt tái đi tái lại hơn hai ngày, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ, và kỷ lục cơn nấc cục mạn tính dài nhất được ghi nhận thuộc về một người Mỹ, Charles Osborne, đã chịu đừng cơn nấc cụt trong gần 68 năm”
Làm gì để hết cơn nấc cụt cấp?
“Biện pháp tốt nhất là ngừng thở: Khi chúng ta ngưng hô hấp, cơ liên sườn sẽ ngưng hoạt động, theo đó cũng chặn cơ hoành co thắt lên xuống”, BS Michel Charbit khẳng định. Những mẹo dân gian như uống nước liên tục không được thở và ngửa đầu ra sau, đặt một viên nước đá lên lỗ rốn hoặc làm người bị nấc giật mình, không điều trị được căn nguyên của cơn nấc cụt. Mặc dù vậy tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích tạo ra một khoảng ngưng hô hấp tạm thời và làm đánh lạc sự chú ý. Các mẹo này vì vậy vẫn có hiệu quả. “ Uống nước liên tục cho phép chuyển sự chú ý vào hành động này. Khi bạn bị giật mình hoặc hoảng sợ, bạn ngưng thở một cách vô thức trong thoáng chốc. Cũng như khi dặt viên đá lên rốn, cảm giác lạnh bất ngờ làm cơ thể phản ứng bằng cách ngưng thở trong vài giây”, BS Michel Charbit giải thích.
Trong ngược hợp trào ngược dạ dày liên quan đến thức ăn hoặc đồ uống, dùng một đợt thuốc băng dạ dày, một số loại có thể mua không cần toa (như Gaviscon), có thể làm cải thiện triêu chứng. Các thuốc băng dạ dày truyền thống là một loại hỗn dịch tạo thành một lớp màng quanh dạ dày và trung hòa axit. Điều này giải thích tại sao mật ong thường được kê để điều trị nấc cụt vì tính nhớt của nó có tác dụng như một hàng rào bao quanh dạ dày, tương tự như các thuốc tráng dạ dày.
Điều trị của nấc cụt mạn tính là gì?
Nấc cụt mạn tính được điều trị kèm khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản vì tác dụng giảm acid trong dịch vị. Giống như nấc cụt cấp, thuốc băng dạ dày có tác dụng làm dịu sự viêm của thực quản. Tuy nhiên, đối với các vết loét và các trường hợp trào ngược nặng, Chỉ thuốc băng là không đủ và trong trường hợp đó phải kết hợp với các thuốc ức chế tiết axit dạ dày. “Thuốc thường được kê là Omeprazole, thuốc ức chế bơm proton (IPP) có tác dụng kéo dài nhưng chậm để làm giảm tiết axit”, BS giải thích.
Trong thời gian điều trị, không có một lời khuyên cụ thể nào. Nếu như nguyên nhân nằm ở thức ăn (ăn quá nhiều mỡ, ăn quá nhanh), cơn nấc cụt sẽ biến mất rất nhanh. “Khi nói bề bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thời gian điều trị thường kéo dài 1 đến 2 tháng”, BS Chatbit chỉ ra.
Làm gì khi trẻ nhỏ bị nấc cụt?
Nấc cụt ở trẻ em thường nằm ở chế độ ăn. Có thể đơn giản là không dung nạp với lactose cũng như sự kém thích ứng với sữa đặc. “Sữa quá đặc khi di chuyển xuống dạ dày quá nhanh cũng như bị nuốt quá nhanh sẽ kích thích sự trào ngược dịch vị” BS Charbit giải thích. Sau một bữa ăn, việc cho trẻ ợ hơi rát quan trọng vì nếu trẻ được cho nằm ngay sau khi bú, nguy cơ nấc cụt xuất hiện rất cao. “Để điều trị nấc cụt cho trẻ nhũ nhi, các biện pháp nâng cao hai tay của trẻ có thể làm ngưng hô hấp của trẻ trong khoảng một phần tư giây, BS tiêu hóa nhấn mạnh.